5 điều nên làm khi bạn có quá nhiều ý tưởng và gặp vấn đề với việc hoàn thành chúng

Giả dụ như vào một buổi chiều cuối tuần, trời hơi âm u, bạn đặt mục tiêu đăng một bài viết có ý nghĩa lên blog và có quá nhiều chủ đề đang bỏ ngỏ thì bạn nên làm gì? Đọc nốt cuốn sách “Bạn đắt giá bao nhiêu” để hoàn thành bài viết review dang dở, tiếp tục với “Lovey và lời hẹn Chicago” hay là một lựa chọn bất thình lình nhưng vô cùng hợp lý khác như dịch một bài viết khá thú vị từ Medium với tiêu đề “5 Things to Do When You Have Too Many Ideas and Never Finish Anything”. Mình thì chọn lựa lựa chọn bất thình lình số 3 cùng với sự giúp đỡ của ông chú Google và a lê hấp, hãy cùng tìm hiểu 5 điều nên làm khi bạn có quá nhiều ý tưởng và gặp vấn đề với việc hoàn thành chúng cùng mình nhé. (Link bài gốc mình để ở cuối bài cho các bạn quan tâm nha).

Bạn nên làm gì khi bị “ngập lụt” trong hàng tá ý tưởng? Liệu bạn sẽ từ bỏ chúng hay hoàn thành những gì mà bạn đã bắt đầu?

Sắp xếp các ý tưởng và mục tiêu – viết lách, tập luyện, đọc sách, dậy sớm hay ti tỉ những thứ khác – luôn luôn bắt đầu bằng sự phấn khích nhưng tiếc thay đều kết thúc trong sự trì hoãn và kết quả là thất bại toàn tập. Dưới đây là 5 điều nên làm khi bạn gặp phải Hội chứng ý tưởng. (Hội chứng khi bạn có quá nhiều ý tưởng và gặp vấn đề với việc hoàn thành chúng)

Tại sao chúng ta lại thất bại khi cố gắng theo đuổi chính ý tưởng của mình? 

“I have too many ideas for a lifetime.”

-Taylor Wilson-

Năm 2003, Sheena Iyengar, Nhà tâm lý học và Giáo sự tại Columbia Business School, đã tiến hành một nghiên cứu cho 800,000 nhân viên, để điều tra hiệu ứng kèm theo việc lựa chọn đầu tư cho kế hoạch tiết kiệm hưu trí của họ.  Kết thúc giai đoạn nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu và phác hoạ kết quả để trả lời câu hỏi: Liệu có nhiều nhân viên sẽ tham gia vào kế hoạch tiết kiệm hưu trí không nếu có thêm nhiều lựa chọn đầu tư hơn?

Bạn nghĩ câu trả lời là gì. Liệu có phải nhiều lựa chọn hơn luôn là tốt hơn? Dưới đây là kết luận của các nhà nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng càng thêm nhiều lựa chọn, càng giảm thiểu khả năng nhân viên sẽ tham gia vào kế hoạch đầu tư tiết kiệm hưu trí của họ. Như biểu đồ trên chỉ rõ, cứ 10 quỹ thêm vào bảng tuỳ chọn, tỉ lệ tham gia lại giảm đi 2%. Thực tế, đối với những nhân viên đã lựa chọn đầu tư, khi số lượng quỹ đầu tư tăng lên, tỉ lệ nhân viên lựa chọn các quỹ đầu tư bảo hiểm truyền thống lại tăng lên.

Đây chính là nghịch lý của sự lựa chọn. Nhiều lựa chọn hơn thường dẫn đến ít hành động hơn. Càng nhiều ý tưởng và mục tiêu theo đuổi, khả năng theo đuổi chúng càng ít đi. Và ngược lại.

Có nhiều cách giải thích khác nhau về việc tại sao chúng ta lại thất bại khi nỗ lực hoàn thành những gì đã bắt đầu. Thiếu thời gian, sợ thất bại, lấn át bởi quá nhiều sự lựa chọn làm tiêu hao năng lượng và giảm sự phấn khích khi bắt đầu một sự án mới, có thể dẫn đến trì hoãn mãn tính. Khi chúng ta gặp khó khăn trong việc nỗ lực hành động trong thời gian nghỉ ngơi, thời gian và năng lượng của chúng ta bị lãng phí cho những nỗ lực tạo ra ít kết quả.

Dưới đây là 5 cách khách nhau để tránh bị ngập lụt và bắt đầu theo đuổi những ý tưởng của chính bạn.

  • Tạo ra các thời hạn nhỏ (mini-deadlines)

Mất quá nhiều thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, khả năng trở thành nạn nhân của ‘Luật Parkinson’ càng cao, điều này nói rằng, công việc sẽ mở rộng để lấp đầy thời gian mà nó hoàn thành.

Ví dụ, nếu bạn có 1 tuần để hoàn thành nhiệm vụ có-thể-hoàn-thành-trong-3-giờ, theo luật Parkinson, nhiệm vụ này sẽ tăng tính phức tạp và kéo dài trong suốt 1 tuần. Cách tốt nhất để chống lại vấn đề này, là tạo ra các thời hạn nhỏ để buộc bạn hoàn thành nhiệm vụ trong một khung thời gian ngắn:

Hành động: Tạo ra một danh sách các nhiệm vụ hằng ngày và ghi chép khoảng thời gian tương đối để hoàn thành mỗi việc. Sau đó, cắt giảm thời gian hoàn thành của mỗi nhiệm vụ đi một nửa. Mục đích là hoàn thành các nhiệm vụ trong thời hạn mới đặt ra này.

  • Sử dụng quy tắc 80/20

Quy tắc 80/20 chỉ ra rằng 20% của những gì bạn làm góp phần vào 80% kết qủa bạn nhận được. Nói cách khác, mỗi tác vụ có thể được chia thành các hoạt động rơi vào nhóm hai mươi hay tám mươi phần trăm.

Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tăng cường tập luyện và giảm cân, có những bài tập chiếm 20%  như chạy nước rút cường độ cao sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm cân, nhiều hơn so với những bài tập khác – 80%, như căng cơ.

Chìa khoá ở đây là thử nghiệm, khám phá và tập trung thời gian và năng lượng của bạn vào các hành động chiếm 20% để mang lại lợi ích cao nhất. Bằng cách này, bạn có thể được nhiều hơn bằng cách làm ít hơn và trong thời gian ngắn hơn.

  • Tin vào bản thân

Thông thường, chúng ta ngại bắt đầu và hành động theo ý tưởng, vì sợ thất bại, bị từ chối và tự nghị ngờ. Vô số thời gian đã được dành để nghiên cứu và lập kế hoạch để hành động, nhưng khi thời gian đến, chúng ta lại ở nguyên đó và không tuân theo chính kế hoạch mà mình đã đặt ra.

Trong cuốn sách Blink: The Power of Thinking Without Thinking (audiobook)nhà báo và tác giả nổi tiếng thế giới, Malcolm Gladwell đưa ra kết luận về việc: những đánh giá chóng vánh trong thời gian ngắn thường dẫn tới những quyết định tốt hơn so với cách tiếp cận thận trọng và lên kế hoạch kĩ lưỡng.

Lần tiếp theo nếu bạn không chắc về việc làm cái gì tiếp theo và làm nó như thế nào, hãy tin vào bản thân mình và hành động theo thứ đầu tiên mà bạn nghĩ đến.

  • Phát triển thói quen kết thúc

Nhiều người đã nắm vững nghệ thuật bắt đầu, nhưng ít người trong số đó xây dựng được thói quen hoàn thiện. Bắt đầu lúc nào cũng dễ dàng hơn là kết thúc, nhưng phần lớn các kết quả chúng ta tìm kiếm, nằm ở vạch đích.

Quá trình xây dựng thói quen kết thúc, cũng giống như bất kỳ thói quen nào khác. Đầu tiên, bạn bắt đầu nhỏ và xây dựng, với một kỳ vọng hợp lý về việc phải mất bao lâu để hình thành một thói quen. Sau đó, bạn có thể thực hiện các thay đổi nhỏ phù hợp với môi trường của mình để giúp bạn hoàn thành những việc đã đặt ra dễ dàng hơn.

  • Học cách từ bỏ

Trái với thông thường, những người thành công nhất thường từ bỏ phần lớn những mục tiêu của họ – họ biết chính xác phải từ bỏ những gì. Ưu điểm của việc từ bỏ là bạn biết cách tránh việc lãng phí thời gian và năng lượng vào một ý tưởng hoặc mục tiêu không hợp lý, từ đó hướng tới mục tiêu/ý tưởng khác.

Nếu chi phí của việc thực hiện một ý tưởng là quá lớn trong một khoảng thời gian – bạn cần cân nhắc về việc từ bỏ nó để cắt giảm chi phí cơ hội. Mặc dù việc từ bỏ có thể khiến cảm thấy khá tệ ở lần đầu tiên, nhưng bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để tập trung vào những ý tưởng tốt hơn.

  • Kết thúc những gì đã bắt đầu

Việc bắt đầu một ý tưởng hoặc mục tiêu mới có thể rất thú vị, nhưng nếu bạn không kết thúc những gì bạn đã bắt đầu, giá trị về thời gian và năng lượng của bạn sẽ bị lãng phí và không bao giờ lấy lại được.

Falling in love with starting is easy. Falling in love with finishing is hard.

Nhưng nếu bạn có thể học cách yêu thích việc kết thúc – và quá trình đầy khó khăn, thất bại và làm việc với những trở ngại – bạn sẽ kiên trì theo đuổi được ý tưởng của mình.

Link bài gốc cho bạn nào quan tâm: https://medium.com/the-mission/5-things-to-do-when-you-have-too-many-ideas-and-never-finish-anything-5682064b5750

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *