Ứng viên & Headhunter: Mối quan hệ win-win

Chính mình (trước đây) và khá nhiều người nghĩ rằng hội headhunters và chuyên viên tư vấn tuyển dụng của các công ty là giống nhau. Toàn hội spam mail và gọi điện thoại y như bán bảo hiểm. Thật ra là không phải. Vì chưa thực sự làm việc dưới vai trò của một HR bao giờ nên mình sẽ không nhắc tới vì thiếu khách quan nhưng mình hoàn toàn có thể khẳng định (*):

Phần lớn mọi người đều đang có cái nhìn sai lệch về mối quan hệ giữa ứng viên và headhunter.

Headhunter là ai?

Họ là những người săn đầu người, mục tiêu là tìm được ứng viên phù hợp với vị trí mà khách hàng đưa ra. Họ như là cầu nối giúp khách hàng giảm thiểu thời gian tìm kiếm ứng viên qua các quá trình chọn lọc nghiêm ngặt.

Chi phí để thuê dịch vụ headhunting là không hề nhỏ, các khách hàng của các công ty này thường là các công ty với các vị trí khó tuyển (yêu cầu cao, thị trường hiếm…) hoặc là công ty mới thâm nhập Việt Nam chưa có bộ phận nhân sự, cần thực hiện chu trình tuyển dụng thông qua các đơn vị headhunt.

Dù là với lý do nào, để có chi phí sử dụng headhunt, các vị trí này thường chế độ ưu đãi khá cao, hoặc có cơ hội làm việc từ các big name trên thế giới.

Mối quan hệ giữa ứng viên và headhunter

Trước tiên, cơ hội nghề nghiệp!

Việc dữ liệu của bạn có mặt trong data của headhunter sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cận tốt hơn với những job ngon như phía trên có nhắc tới. Đặc biệt headhunter sẽ không thực sự ‘làm phiền bạn’ khi job đó không phù hợp với bạn (về lĩnh vực, chuyên môn, kinh nghiệm, etc). Do đó, khi đã contact với bạn, bạn là người đã có những yếu tố tiên quyết để qua vòng một của job này. Nếu bạn cảm thấy ok với các tiêu chí đãi ngộ đi kèm, headhunter sẽ gửi CV của bạn đến với nhà tuyển dụng. (CV cuả ứng viên sẽ không public trên mọi phương tiện và chỉ được gửi đến nhà tuyển dụng khi được sự đồng ý của ứng viên).

Thứ hai, headhunter không nói dối bạn!

Khác với các hình thức khác, vì là cầu nối trung gian giữa ứng viên và khách hàng, quyền quyết định lựa chọn ứng viên hoàn toàn thuộc về khách hàng nên headhunter sẽ hoàn toàn trung thực trong việc chuyển tải thông tin giữa hai bên, tránh việc hai bên gặp nhau vỡ mộng, lãng phí thời gian cho cả ba.

Thứ ba, headhunter không lấy tiền của bạn!

Tiền công mà headhunter nhận được lấy từ ví của khách hàng thông qua việc tìm ứng viên phù hợp, giảm thiểu thời gian. Thực ra nếu tính một cách tổng quan, chi phí này tương xứng (và có phần lợi thế) với chi phí chi trả cho bộ phận tuyển dụng với chi phí cho nguồn lực, logistic và thời gian tìm kiếm job, phỏng vấn sơ bộ, offer cuối cùng … 

Cơ bản là có ba ý như vậy, hi vọng là các bạn đọc bài có cái nhìn rõ hơn về ngành headhunt nói chung và mối quan hệ giữa ứng viên và headhunter nói riêng. Tình huống phổ biến là headhunter liên lạc khi bạn không có nhu cầu tìm việc, bạn thường từ chối tiếp chuyện và thậm chí là không lưu lại số điện thoại. Còn khi cần, bạn lại phải mất rất nhiều công sức để tìm ra họ và kỳ vọng họ dành thời gian tư vấn cho mình. Cuộc sống này được xây dựng trên nền tảng là các mối quan hệ và không có mối quan hệ nào là không có ích cả. Và một người thông minh là một người nên duy trì các mối-liên-kết-tốt cho mình.

Mình cũng đã có mối quan hệ tốt với headhunter nên mới nhanh chóng tìm được job mới khi mình có nhu cầu. Chưa biết đường dài như thế nào, nhưng thực sự mình happy với mối quan hệ này và mình thấy cũng không có quá nhiều vấn đề khi duy trì contact với người ta. 

Mình sẽ cố gắng viết bài viết về mối quan hệ giữa headhunter và khách hàng: mối quan hệ cộng sinh. Còn ti tỉ thứ thú vị nữa mà mình đã, đang và tiếp tục được học. Hi vọng mình sẽ luôn tiếp tục thấy thú vị với nó.

Anw, mình đang làm headhunter team IT (tất cả các job trong công ty IT), ai quan tâm thì contact nhé 🙂

(*): Bài viết dựa trên những kiến thức khá hạn chế của mình đến thời điểm hiện tại. Nếu có gì sai sót, các bạn chỉ giúp mình để mình bổ sung nha.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *